Phụ nữ không nên sinh con ở tuổi nào để an toàn?

Phụ nữ không nên sinh con ở tuổi nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi vẫn luôn là vấn đề được quan tâm rất nhiều. Dưới đây là chi tiết về độ tuổi khuyến khích sinh con và những lưu ý liên quan, mời các bạn đọc cùng tìm hiểu nhé! 

Phụ nữ không nên sinh con ở tuổi nào?

Phụ nữ không nên sinh con ở tuổi nào? Thực tế, không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh phụ nữ nên sinh con ở một độ tuổi cụ thể mà nó sẽ phụ thuộc vào cơ địa, sức khỏe sinh sản của từng người. 

Tuy nhiên, ở độ tuổi dậy thì, nữ giới sẽ có khoảng 400.000 quả trứng, trung bình mỗi tháng rụng 1 quả và theo thời gian sẽ giảm dần. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi để đảm bảo chất lượng trứng cũng như chức năng của buồng trứng khi thụ thai.

Theo Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ, chức năng sinh sản của phụ nữ sẽ thay đổi theo độ tuổi như sau:

  • Phụ nữ từ 20 – 30 tuổi: Độ tuổi lý tưởng nhất để sinh con, lúc này tỷ lệ mang thai thành công rất cao, rơi vào khoảng 20%.
  • Phụ nữ ngoài 30 tuổi: Lúc này, khoảng ⅗ tổng lượng trứng trong buồng trứng xuất hiện các vấn đề bất thường và rất có thể gây nên các rủi ro trong quá trình thụ thai. Tỷ lệ sinh con thành công khoảng 12%.
  • Phụ nữ ngoài 40 tuổi: Số lượng trứng bình thường về mặt di truyền lúc này chỉ còn khoảng 1/9, tỷ lệ sinh con ra khỏe mạnh là 7%.
  • Phụ nữ ngoài 45 tuổi: Đến lúc này, khả năng sinh con khỏe mạnh trên trứng bình thường về mặt di truyền chỉ còn 1/15, rất thấp. Vì thế, phụ nữ không nên sinh con khi đã quá 45 tuổi.
Hỏi - đáp: phụ nữ không nên sinh con ở tuổi nào
Chức năng sinh sản của phụ nữ theo từng độ tuổi

Lý do phụ nữ không nên sinh con quá muộn?

Việc sinh con quá muộn có thể gây ra những rủi ro về sức khỏe, thậm chí là tính mạng cho cả mẹ bầu và thai nhi, cụ thể:

1. Dễ bị tiểu đường thai kỳ và mắc chứng tăng huyết áp

Bệnh tiểu đường trong thai kỳ thường xuyên xảy ra ở các mẹ bầu ngoài 35 – 40, gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Tiểu đường còn tác động lên mẹ bầu gây nên tình trạng huyết áp cao, sinh non hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Một khi sản phụ bị tăng huyết áp mãn tính thì nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn bình thường. Đây có thể là nguyên nhân làm thai phụ gặp phải các bệnh lý tim mạch, mắc hội chứng HELLP liên quan đến hiện tượng tan máu, dẫn đến men gan cao, nghiêm trọng nhất là có thể gây ra tử vong cho thai phụ. Với thai nhi, tiền sản giật có thể khiến bé sinh non, suy dinh dưỡng hoặc thậm chí chết lưu trong bụng mẹ.

2. Sinh non, con dễ bị dị tật

Nguy cơ sinh non (trước tuần thai thứ 37) ở những mẹ bầu con muộn khá cao. Sinh non khiến bé gặp phải rất nhiều vấn đề về sức khỏe do hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, các cơ quan não bộ, tim mạch… còn chưa hoàn chỉnh. Nếu nặng hơn sẽ gây biến chứng như suy hô hấp, loạn sản phế quản phổi, viêm ruột, chảy máu não hoặc các vấn đề về não.

Thêm vào đó, trẻ sinh ra chưa đủ tháng sẽ dễ bị thiếu máu và vàng da do có vấn đề trong hệ thống trao đổi chất, hệ miễn dịch yếu nên cũng dễ bị nhiễm trùng và dị tật bẩm sinh.

3. Phụ nữ có con muộn thường phải sinh mổ

Sinh đẻ tự nhiên trước giờ luôn là lựa chọn được ưu tiên để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé. Song phụ nữ mang thai khi đã nhiều tuổi tỷ lệ sinh mổ cao, tăng nguy cơ tai biến sản khoa như băng huyết sau sinh và đờ tử cung.

Lý do vì sao phụ nữ không nên sinh con quá muộn?
Lý do phụ nữ không nên sinh con quá muộn?

Phụ nữ nhiều tuổi muốn sinh con cần chuẩn bị gì?

Nếu đã nhiều tuổi mà vẫn đang có ý định sinh con thì các chị em phụ nữ cần lưu ý những điều sau để nâng cao tỷ lệ thụ thai thành công, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai đến sinh nở.

1. Kiểm tra sức khỏe tiền sản để biết được tỷ lệ sinh con an toàn

Việc kiểm tra sức khỏe tiền sản đối với phụ nữ ngoài 35 – 40 sẽ giúp đánh giá tỷ lệ thụ thai thành công cao hay thấp, có tiềm ẩn những rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng phôi thai hay sức khỏe của thai phụ hay không. Mặt khác còn giúp gia đình chuẩn bị tâm lý và kế hoạch điều trị phù hợp để cải thiện khả năng sinh con, phòng ngừa và xử lý sớm những nguy cơ bệnh lý có thể xảy ra với thai nhi.

2. Có chế độ dinh dưỡng khoa học

Với phụ nữ, tuổi càng cao thì chức năng buồng trứng, chất lượng trứng và niêm mạc càng giảm. Vì thế, ngay khi bắt đầu có ý định sinh con, mẹ cần lên ngay kế hoạch bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp tăng tỷ lệ thụ thai và đảm bảo con sinh ra phát triển khỏe mạnh.

Trong đó, có một số loại thực phẩm rất tốt cho trứng và niêm mạc của người phụ nữ, chị em nên tham khảo để bổ sung ngay vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày:

  • Các loại hạt giàu dinh dưỡng như hạt điều, hạt bí, hạt hướng dương… giúp tăng cường estrogen tốt cho sự phát triển của trứng
  • Quả bơ, quả kiwi, các loại rau củ quả có màu xanh đậm.
  • Viên uống bổ trứng WellOva Max. Thành phần chính của sản phẩm là Myo-Inositol, L-arginine, Vitamin C (Acid Ascorbic) giúp trứng mẩy đẹp hơn, cải thiện chức năng buồng trứng và điều hòa nội tiết. Điều này sẽ nâng cao tỷ lệ thụ thai thành công ở phụ nữ, đặc biệt những người đã ngoài 30 tuổi.

Các mẹ đã trên 30 tuổi có thể tham khảo Thực Đơn Dinh Dưỡng 21 ngày giúp bổ trứng, tăng chất lượng niêm mạc để nâng cao khả năng thụ thai, được xây dựng bởi các chuyên gia sinh sản hàng đầu tại hội Bí Quyết Sinh Con Trai Cực Chuẩn (hoàn toàn miễn phí).

Phụ nữ đã nhiều tuổi nhưng vẫn muốn sinh con cần chuẩn bị gì?
Phụ nữ nhiều tuổi nhưng vẫn muốn sinh con cần chuẩn bị gì?

Khép lại, chị em đã có câu trả lời cho thắc mắc phụ nữ không nên sinh con ở tuổi nào và nhận biết được tầm quan trọng của tuổi tác đối với sức khỏe sinh sản. Sinh Con Theo Ý Muốn chúc cho các chị em phụ nữ đều thuận lợi có con ở độ tuổi phù hợp nhất và nếu còn có thắc mắc nào, đừng ngại để lại câu hỏi ngay bên dưới nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo! Hãy liên hệ trực tiếp chuyên gia để được hỗ trợ tốt nhất các vấn đề hoặc mong muốn của bạn!

guest
11 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments