Nội Dung Chính
Giai đoạn từ 0 – 10 tuổi, bố mẹ cần quan tâm đến sự thay đổi về thể chất của con dựa vào bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo tiêu chuẩn WHO. Điều này sẽ giúp bố mẹ nắm bắt tình hình sức khỏe của con và có những phương pháp can thiệp kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp bảng chiều cao cân nặng chuẩn nhất và những kiến thức bố mẹ cần đặc biệt lưu ý!
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo chuẩn WHO
Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của trẻ, bao gồm cả bé trai và bé gái từ lúc sơ sinh đến 10 tuổi. Bố mẹ hãy nắm rõ để tiện theo dõi mức độ tăng trưởng của con yêu nhé!
Yếu tố ảnh hưởng đến bảng chiều cao cân nặng của trẻ
Theo từng giai đoạn phát triển, trẻ sẽ có những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi về bảng chiều cao và cân nặng. Một vài yếu tố ảnh hưởng trực tiếp là:
1. Gen di truyền
Có thể bố mẹ cũng đã từng nghe qua về sự ảnh hưởng của gen di truyền đến chiều cao của con. Với sự kết hợp giữa gen bố và gen mẹ đã tạo nên một hợp tử có nhiều đặc điểm, hình thái tương ứng. Theo đó, một công trình nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra rằng: yếu tố di truyền sẽ có tác động đến chiều cao của trẻ tới 23%.
Đồng thời, những yếu tố liên quan đến nhóm máu, cân nặng và lượng mỡ thừa của bố mẹ cũng có tác động lên sự phát triển của trẻ.
2. Điều kiện phát triển và chế độ dinh dưỡng
Việc bổ sung đầy đủ chế độ dinh dưỡng cho con là điều rất cần thiết, đặc biệt là 6 tháng đầu đời và thời kỳ phát triển hệ xương. Trong đó, các dưỡng chất như canxi, vitamin D, sắt, magie… có khả năng giúp khung xương chắc chắn và kích thích các bộ phận cơ thể phát triển.
Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào từng giai đoạn và thể trạng mà mỗi trẻ có chế độ dinh dưỡng riêng phù hợp. Nếu bố mẹ không có thời gian hoặc chưa biết cách cân đối hàm lượng cho từng nhóm thực phẩm thì hãy tham gia nhóm Kích sữa_Lợi sữa & Chăm sóc trẻ sơ sinh để nhận trọn bộ thực đơn cho trẻ từ 6 tháng đến 10 tuổi giúp tăng trưởng chiều cao, tăng cân khỏe mạnh Miễn Phí nhé!
Ngoài ra, môi trường sống cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nếu con sống ở các môi trường bị ô nhiễm hay khí hậu khắc nghiệt trong thời gian dài thì quá trình phát triển sẽ bị gián đoạn, thậm chí còn gây ra các bệnh nghiêm trọng khác.
3. Sức khỏe của mẹ lúc mang thai và cho con bú
Giai đoạn mẹ mang thai và cho con bú là 2 khoảng thời gian quan trọng để tạo tiền để cho sự phát triển của trẻ sau này. Theo đó, những yếu tố ảnh hưởng sẽ bao gồm: chế độ dinh dưỡng, cách thức sinh hoạt và tinh thần của người mẹ.
Trong thời kỳ mang thai, nếu tâm lý mẹ thường xuyên bị stress, căng thẳng và không ổn định, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi. Theo đó, nếu tình trạng này kéo dài mẹ sẽ dễ sinh non, thể chất của trẻ yếu hơn bình thường nên sự phát triển của trẻ cũng từ đó mà bị kém đi.
Đặc biệt giai đoạn 6 tháng đầu đời của trẻ được coi là giai đoạn “vàng” cho sự phát triển, nguồn dưỡng chất được cung cấp hoàn toàn từ sữa mẹ. Chính vì thế, nếu cơ thể mẹ sau sinh không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, canxi, protein, vitamin… để bổ sung vào dòng sữa mẹ thì trẻ sẽ chậm phát triển, thậm chí là suy dinh dưỡng.
4. Vận động và thể thao
Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy, sự vận động quyết định đến 20% trong quá trình phát triển chiều cao con người. Chính vì thế, bố mẹ hãy tạo điều kiện để con được vận động thường xuyên.
Trong một vài trường hợp bố mẹ giữ con nên không muốn cho con tham gia các môn thể thao, rèn luyện thể chất sẽ dễ khiến bé gặp tình trạng thừa cân, béo phì… Nếu trẻ đang ở tình trạng này, bố mẹ nên khuyến khích, đồng hành cùng trẻ trong chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập luyện thể dục và đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày.
Bố mẹ cần làm gì khi con không đạt chiều cao cân nặng tiêu chuẩn
Một số trường hợp con yêu của mình không đạt chiều cao cân nặng tiêu chuẩn theo như bảng chiều cao cân nặng của trẻ ở trên thì bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. Bởi vì sự chênh lệch là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên cũng cần can thiệp kịp thời để đảm bảo sức khỏe cũng như đạt được mốc chiều cao cân nặng bình thường trước khi trẻ trưởng thành. Dưới đây là một vài phương pháp mà Sinh Con Theo Ý Muốn gửi đến bố mẹ để tham khảo và có thể thực hiện ngay cho con yêu của mình, cụ thể:
- Ăn đủ chất, đúng bữa: hệ tiêu hóa của trẻ dưới 10 tuổi đang khá yếu nên giai đoạn này bố mẹ nên bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, lành mạnh, tránh các thức ăn nhanh và chiên rán nhiều dầu mỡ. Đặc biệt, để tăng sức đề kháng và chiều cao của trẻ, mẹ có thể lựa chọn những loại thức ăn giàu vitamin, canxi, chất xơ… Để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể bé tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt, bố mẹ nên chia nhỏ bữa ăn theo 5 bữa: 3 bữa chính + 2 bữa phụ.
- Ngủ đúng giờ giấc: khi bé ngủ, các hormone tăng trưởng thường được kích thích, vì thế bố mẹ hãy tạo điều kiện cho bé ngủ đủ giấc để phát triển tốt hơn. Khoảng thời gian lý tưởng cho giấc ngủ của trẻ là từ 22h tối đến 6h sáng hôm sau. Bố mẹ nên duy trì cho trẻ đi ngủ trong khung giờ này để trẻ có điều kiện phát triển chiều cao ổn định.
- Tập luyện thể dục thể thao: một vài bộ môn vận động, thể dục thể thao giúp trẻ khỏe mạnh, tăng trưởng chiều cao nhanh chóng như: bơi lội, đạp xe, nhảy dây, chạy bộ…
Tuy nhiên, có một số trường hợp con phát triển không đạt tiêu chuẩn là dấu hiệu báo động cơ thể đang tiềm ẩn các bệnh lý hay thiếu hụt canxi… Do đó, tốt nhất bố mẹ nên nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia dinh dưỡng trong Hội Kích sữa_Lợi sữa & Chăm sóc trẻ sơ sinh để được tư vấn hướng cải thiện hoàn toàn MIỄN PHÍ nhé!
Bài viết trên không chỉ cập nhật bảng chiều cao cân nặng của trẻ mới, chuẩn nhất mà còn cung cấp cho bố mẹ những kiến thức bổ ích, hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ trong hành trình phát triển toàn diện của con yêu.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo! Hãy liên hệ trực tiếp chuyên gia để được hỗ trợ tốt nhất các vấn đề hoặc mong muốn của bạn!