Nội Dung Chính
Tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi thường xảy ra ở độ tuổi sơ sinh khiến nhiều bố mẹ hoang mang và lo lắng. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đâu và cần xử lý như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé!
Nguyên nhân bé thở khò khè nhưng không có nước mũi
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi, điển hình như:
- Viêm đường hô hấp cấp dưới: khi bé mắc phải những bệnh lý như viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản… đồng nghĩa với việc bé đang bị nhiễm trùng đường hô hấp. Lúc này, phế quản cùng với các mô phổi của con đang bị tổn thương và có thể sản sinh ra dịch nhầy làm bít tắc đường thở dưới, bé thở sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng không chảy nước mũi.
- Trào ngược dạ dày, thực quản: khiến bé ho thường xuyên, khó thở, thở khò khè và thậm chí là viêm phổi nhiều lần. Nguyên do có thể là thói quen trong việc mẹ cho bé ăn quá nhiều vào buổi tối, để bé nằm sai tư thế (cho bé ăn ở tư thế nằm hoặc cho bé nằm ngay khi ăn xong).
- Hen suyễn: với độ tuổi của con còn quá nhỏ và hệ hô hấp đang trong quá trình hoàn thiện nên bé sẽ dễ nhạy cảm với các mùi hương lạ như phấn hoa, khói bụi, thuốc lá hay lông thú cưng. Khi bé tiếp tục quá thường xuyên với chúng sẽ có khả năng cao mắc bệnh hen suyễn và triệu chứng của bệnh này chính là khó thở, thở khò khè.
- Cảm lạnh, cúm: lúc này bé có thể xuất hiện các tình trạng như hắt hơi, chảy nước mắt, sốt nhẹ, ho và một số trường hợp sẽ thở khò khè nhưng không có nước mũi.
- Trong mũi có dị vật: nguyên nhân này chỉ xảy ra ở số ít trường hợp các bé vô tình để lọt dị vật vào mũi (có thể là đồ chơi hoặc thức ăn). Điều này sẽ khiến bé bị đau mũi, nghẹt mũi và gặp khó khăn khi thở bằng mũi nên dẫn đến tình trạng thở khò khè.
Tuy nhiên, còn có những trường hợp bé thở khò khè đi kèm với các biểu hiện khác khiến bố mẹ không thể xác định rõ nguyên do để xử lý, mời bố mẹ tham gia vào hội Kích sữa_Lợi sữa & Chăm sóc trẻ sơ sinh để được các chuyên gia đầu ngành hỗ trợ miễn phí, kịp thời nhé!
Trẻ thở khò khè không có nước mũi có nguy hiểm không?
Tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi không quá hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là giai đoạn dưới 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ miễn dịch trong cơ thể bé còn đang rất yếu kém nên bé dễ mắc phải các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và đường hô hấp. Chính vì thế, bố mẹ không nên chủ quan mà hãy dành thời gian quan sát, theo dõi để có những phương án xử trí kịp thời và tránh tình trạng biến chứng nguy hiểm.
Theo chuyên gia Thiên Hương, trẻ thở khò khè có nguy hiểm không còn dựa vào mức độ mà bé đang gặp phải. Ở cấp độ nhẹ nhất, bé mới bắt đầu có dấu hiệu thở khò khè và vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường thì bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp tự chăm sóc cho bé tại nhà để cải thiện. Còn trong trường hợp bé không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí là tình trạng trở nên nặng hơn thì có khả năng bé đang mắc phải các bệnh lý đáng lo ngại liên quan đến đường hô hấp như: dị vật đường thở, dị tật bẩm sinh ở phế quản, bệnh lao, phù phổi, phế quản bị chèn ép… thì bố mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ ngay nhé!
Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi phải làm sao
Tùy thuộc vào các triệu chứng, độ tuổi của từng bé mà bố mẹ hãy lựa chọn các phương pháp phù hợp để áp dụng cho bé thở khò khè nhưng không có nước mũi, ví dụ như:
1. Chia nhỏ cữ bú, bữa ăn cho bé
Để tránh tính trạng bé bị mất nước, khô miệng, mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn và chia thành nhiều bữa trong ngày. Điều này sẽ giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, đường hô hấp được thông thoáng, dễ thở hơn.
Lưu ý: mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều trong một bữa và hạn chế ăn no vào buổi tối, các buổi trước khi đi ngủ. Đặc biệt, sau khi ăn xong mẹ đừng cho bé nằm ngay lập tức mà hãy tiếp tục bế bé hoặc cho bé ngồi để tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa được diễn ra thuận lợi, tránh tình trạng trào ngược dạ dày.
2. Vệ sinh mũi cho bé
Khi bé đã có dấu hiệu thở khò khè, bố mẹ hãy giúp bé có một đường hô hấp thông thoáng hơn bằng việc vệ sinh mũi. Với phương pháp này, bố mẹ nên áp dụng thường xuyên kể cả khi bé đã khỏi để kháng khuẩn cho bé nhé.
Bố mẹ có thể thực hiện bằng cách sử dụng nước muối sinh lý có nồng độ thích hợp với độ tuổi của bé để đảm bảo an toàn. Lưu ý, bố mẹ cần tìm hiểu để thực hiện đúng cách, tránh tình trạng gây ra tổn thương cho bé.
3. Hút dịch nhầy trong mũi cho bé
Trong nhiều trường hợp, bé thở khò khè nhưng không có nước mũi vẫn xuất hiện dịch nhầy thì bố mẹ nên hút sạch cho con. Điều này cũng tương tự với việc vệ sinh mũi cho bé, giúp đường hô hấp được thông thoáng, dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này bố mẹ nên lựa chọn những dụng cụ chuyên dụng để tránh làm tổn thương vùng mũi của bé cũng như đảm bảo vệ sinh.
4. Massage nhẹ cánh mũi của trẻ
Để khắc phục tình trạng trẻ thở khò khè nhưng không có nước mũi, bố mẹ có thể dùng trỏ tay massage cho bé. Hành động này sẽ giúp tan dịch nhầy trong mũi và giúp đường thở bé trở nên thông thoáng, bé không còn thở khò khè.
Cách thức hiện như sau: sau khi nhỏ nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé, mẹ dùng ngón tay vuốt dọc 2 bên sống mũi của bé một cách nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại hành động này tầm 7 – 10 lần.
Nếu bố mẹ muốn biết thêm nhiều phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh khoa học, giúp con tăng cân khỏe mạnh, phát triển thể chất và trí não nhanh hơn mời tham gia vào hội Kích sữa_Lợi sữa & Chăm sóc trẻ sơ sinh để được tặng miễn phí bộ cẩm nang nuôi dạy con khoa học được xây dựng bởi các chuyên gia đầu ngành nhé!
Từ những kiến thức về tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi mà Sinh Con Theo Ý Muốn đã chia sẻ ở trên, hi vọng các bố mẹ có thể áp dụng cho con yêu của mình một cách hiệu quả nhất. Chúc bố mẹ thành công!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo! Hãy liên hệ trực tiếp chuyên gia để được hỗ trợ tốt nhất các vấn đề hoặc mong muốn của bạn!