Bỏ túi thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đầy đủ dưỡng chất

Hầu hết các bé bước sang tháng thứ 6 đã có thể bổ sung những dưỡng chất từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau, bắt đầu cho giai đoạn này chính là ăn dặm. Vậy mẹ nên xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi như thế nào để đảm bảo đủ chất, con tăng cân khỏe mạnh? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé!

Nhóm dưỡng chất quan trọng trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Để đảm bảo việc ăn dặm có thể bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho bé, giúp bé phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ, những dưỡng chất mẹ cần cần thiết trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng bao gồm:

  • Chất đạm: đây là thành phần có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đặc biệt là giai đoạn 6 tháng bắt đầu ăn dặm. Dưỡng chất này không chỉ giúp bé tăng cân, khỏe mạnh mà còn là một phần của kháng thể, giúp tăng sức đề kháng cho bé. Thêm đó, lượng đạm có trong thực phẩm sẽ hình thành các enzym giúp bé tiêu hóa tốt hơn, tránh tình trạng táo bón, khó tiêu, đầy bụng. Một vài thực phẩm giàu đạm mẹ có thể tham khảo lựa chọn trong thực đơn ăn dặm cho bé như: bông cải xanh, ngô, các loại hạt, chuối, rau bina, thịt băm, tôm…
  • Tinh bột: với nguồn năng lượng glucose dồi dào, tinh bột sẽ giúp não bộ của bé tập trung và phát triển hiệu quả. Đặc biệt, dẫn xuất của carbohydrate còn đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống bảo vệ cơ thể như niêm mạc dạ dày, các khớp vận động… Mẹ có thể lựa chọn gạo lứt, bột yến mạch, khoai lang, ngũ cốc, khoai tây để cung cấp tinh bột cho bé.
  • Vitamin: đây là một dưỡng chất quan trọng nhưng các mẹ thường quên cung cấp cho bé khi bước vào quá trình ăn dặm. Trong trường hợp, bé bị thiếu vitamin trong thời gian dài sẽ có nguy cơ gặp phải các tình trạng như mờ mắt, khô mắt, quáng gà (thiếu vitamin A), chậm phát triển chiều cao (thiếu vitamin D) và dễ nhiễm trùng, lở loét niêm mạc (thiếu vitamin C). Chính vì thế, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin từ những loại rau xanh, củ, quả chín để bé được phát triển toàn diện nhé.
  • Chất béo: lựa chọn các loại chất béo tốt như omega 3, omega 6 sẽ giúp tế bào não và hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt hơn. Đặc biệt, khi được cung cấp đủ lượng chất béo cần thiết, bé sẽ phản ứng tốt hơn với những thích thích từ bên ngoài. Lúc này, mẹ có thể lựa chọn các loại thực phẩm từ họ nhà đậu, gạo nếp, gạo tẻ… để bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé.
Nhóm dưỡng chất quan trọng trong thực đơn ăn dặm cho con 6 tháng tuổi
Nhóm dưỡng chất quan trọng trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Ngoài 4 dưỡng chất cần thiết và quan trọng ở trên, mẹ cũng nên sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt, vitamin D, DHA cho bé để tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình phát triển của bé. Mời mẹ tham gia ngay vào hội Kích sữa_Lợi sữa & Chăm sóc trẻ sơ sinh để nhận cẩm nang chăm sóc trẻ khoa học chi tiết, Miễn Phí được xây dựng bởi các chuyên gia đầu ngành nhé!

Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

6 tháng tuổi là thời điểm bé sẽ được bổ sung thêm các dưỡng chất từ thức ăn dặm. Tuy nhiên, lúc này sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chiếm đến ¾ tổng lượng thực phẩm nạp vào mỗi ngày của bé. Chính vì thế, khi mẹ lên thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng cần lưu ý những nguyên tắc sau:

  • Số bữa ăn dặm: giai đoạn đầu tiên khi bé mới tập ăn, mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 bữa ăn dặm mỗi ngày. Cho đến khi bé cứng cáp hơn, đã quen dần với việc ăn dặm, mẹ có thể tăng số bữa lên là 2 bữa 1 ngày và nên cho bé ăn trái cây hoặc sữa chua vào bữa phụ.
  • Lựa chọn thực phẩm ăn dặm: các mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm có độ mềm cao và khi ăn phải được nghiền nhuyễn.
  • Cách thức chế biến: để cơ thể bé thuận lợi trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất, mẹ hãy chế biến thức ăn càng đơn giản càng tốt như: luộc, hấp, hầm… Đặc biệt, không nên sử dụng quá nhiều dầu mỡ và gia vị vào món ăn dặm của bé.
  • Tập cho bé ăn dặm theo trình tự: lựa chọn ngũ cốc (cháo trắng) để bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm của bé, tiếp đến là các loại rau củ quả (bí đỏ, chuối, bơ…) và cuối cùng là các loại thịt.   
Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi
Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Đặc biệt, mẹ nên chú ý đến những món ăn, thực phẩm dễ gây dị ứng để không sử dụng trong giai đoạn này như mật ong, đậu phộng… Những loại thực phẩm này chỉ nên bổ sung cho trẻ khi đã lớn dần hơn và không còn trong giai đoạn ăn dặm nữa để đảm bảo sức khỏe của bé được tốt nhất nhé.

Gợi ý thực đơn 1 tuần ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Từ các nhóm dưỡng chất và nguyên tắc trên, Sinh Con Theo Ý Muốn gợi ý cho mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi trong một tuần đầu tiên. Đây là thực đơn đã đảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng cho bé mà các mẹ có thể tham khảo để tự lên thực đơn mới cho tuần tiếp theo, cụ thể:

  • Cháo trắng mịn: 60g gạo tẻ tỉ lệ 1/10 (1 phần gạo với 10 nước).
  • Chuối nghiền trộn sữa: chuối chín bỏ xơ ½ quả với 1 thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Súp bí đỏ: 100g bí đỏ và 50ml sữa tươi.
  • Cháo mịn hầm cà rốt: 50g gạo tẻ và ½ củ cà rốt nghiền hoặc xay nhuyễn.
  • Bơ nghiền sữa: 50g quả bơ chín với 1 thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Cháo mịn lòng đỏ trứng gà: ½ lòng đỏ trứng với 50g gạo tẻ.
  • Cháo mịn đậu xanh, rau cải: 50g gạo tẻ và một ít đậu xanh, rau cải xay nhuyễn.
Tham gia nhóm để nhận trọn bộ thực đơn ăn dặm 6 tháng tuổi
Tham gia nhóm để nhận trọn bộ thực đơn ăn dặm 6 tháng

Nếu mẹ không có thời gian hoặc chưa biết cách cân đối hàm lượng từng nguyên liệu, hãy tham gia vào nhóm Kích sữa_Lợi sữa & Chăm sóc trẻ sơ sinh để nhận trọn bộ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng miễn phí nhé!

Từ những chia sẻ trên, hi vọng các bạn đã có đủ kiến thức để tự xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đủ dưỡng chất giúp con phát triển khỏe mạnh. Các mẹ hãy lưu ý những nguyên tắc trước khi xây dựng thực đơn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo! Hãy liên hệ trực tiếp chuyên gia để được hỗ trợ tốt nhất các vấn đề hoặc mong muốn của bạn!

guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments