[Giải đáp] Trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao?

Hầu hết các bố mẹ thường luống cuống, không biết khi trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao để xử trí kịp thời! Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé! 

Trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao?

Để trả lời cho câu hỏi “trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao”, trước tiên bố mẹ cần nắm rõ thể trạng của bé kết hợp với những biểu hiện bé đang gặp phải. Sau khi theo dõi và quan sát, bố mẹ hãy lựa chọn những cách xử lý phù hợp để áp dụng cho bé kịp thời, cụ thể:

1. Theo dõi dấu hiệu mất nước và bù nước kịp thời

Hầu hết khi nôn liên tục cơ thể bé sẽ bị mất một lượng nước khá lớn, lượng nước này sẽ thay đổi ở từng cấp độ khác nhau. Ở mức độ đầu tiên, bố mẹ có thể nhận biết với những biểu hiện như môi bé khô nhẹ và luôn trong tình trạng khát nước. Lúc này, bố mẹ hãy bù nước cho bé và tiếp tục theo dõi tại nhà.

Theo đó, khi bù nước cho bé bố mẹ hãy lựa chọn nước lọc, nước hoa quả hoặc các dung dịch bù nước điện giải thay vì các loại nước ngọt đóng chai, nước có gas khác. Lưu ý, lượng nước cung cấp cho bé lúc này không được quá quá nhiều, hãy cho bé uống một lượng nhỏ trong  30 – 60 phút/lần. 

2. Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp cho bé

Khi nôn liên tục, hệ tiêu hóa của bé ít nhiều đang gặp vấn đề nên mẹ hãy tạo điều kiện cho cơ thể bé được hấp thụ và chuyển hóa thức ăn một cách tốt nhất. Mẹ nên lựa chọn cho bé các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và chế biến đơn giản như hầm, hấp, luộc, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ. Đối với các bé đang bú sữa mẹ, mẹ hãy chia nhỏ các cữ ăn cho bé và để bé ăn chậm, lắng nghe nhu cầu của bé để cung cấp với lượng phù hợp. 

Đặc biệt, giai đoạn này mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều. Thêm đó, sau khi ăn mẹ nên tránh trêu chọc cho trẻ khóc hoặc cười quá mức. 

Nếu mẹ chưa biết cách cân đối hàm lượng thực phẩm như thế nào cho phù hợp, mời mẹ tham gia vào Hội Kích Sữa_Lợi Sữa & Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh để nhận trọn bộ thực đơn 21 ngày cho các bé khó tiêu hóa, dễ bị nôn và nôn liên tục được xây dựng bởi các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành Miễn Phí mẹ nhé!

Tham gia hội để nhận thực đơn miễn phí
Tham gia nhóm để nhận thực đơn miễn phí

3. Thay đổi tư thế đầu của bé

Một trong những lý do khiến bé bị nôn liên tục chính là sau khi nôn bố mẹ vẫn tiếp tục để bé nằm sai tư thế (kê gối quá thấp hoặc không kê gối). Lúc này, bố mẹ nên lựa chọn cho bé tư thế nằm đầu kê cao để góp phần làm giảm trào ngược thức ăn và hạn chế tình trạng tiếp tục nôn sau đó.

Ngoài ra, việc lựa chọn các bộ quần áo thoải mái, rộng rãi cho bé cũng giúp làm giảm áp lực lên ổ bụng, tránh gây khó chịu cho bé đang bị buồn nôn.

4. Trường hợp cần đưa đến bác sĩ

Hiện tượng nôn nhiều ở trẻ không quá hiếm gặp, tuy nhiên với những tình trạng đặc biệt dưới đây bố mẹ cần đưa bé đến bác sĩ kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, cụ thể:

  • Trẻ nôn ra dịch mật có màu xanh hoặc máu.
  • Nôn nhiều ở trẻ sơ sinh (dưới 6 tháng tuổi).
  • Trẻ nôn liên tục hơn 24 giờ không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Trẻ không ăn hoặc không uống được trong vài giờ.
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước cấp độ mạnh như môi khô, khóc không nước mắt, không đi tiểu trong 6 giờ.
  • Trẻ nôn nhiều đi kèm với sốt trên 38,4 độ C 
  • Sắc mặt trẻ lờ đờ, ngủ gà.
Trẻ em bị nôn liên tục phải xử lý ra sao?
Trẻ bị nôn liên tục phải làm sao

Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị nôn liên tục

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn nhiều hoặc nôn liên tục ở trẻ và ở mỗi nguyên nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau. Theo các chuyên gia, những dấu hiệu này có thể trẻ đang bị một trong những bệnh lý sau:

  • Viêm dạ dày ruột và ngộ độc thức ăn: đây là trường hợp khó phân biệt nhất vì thông thường cả 2 tình trạng này đều có khởi phát bệnh giống nhau như trẻ nôn ồ ạt, nôn liên tục 5 – 30 phút/lần trong 1 – 12 giờ đầu.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: bố mẹ có thể nhận biết khi trẻ đã sốt cao liên tục trong vài ngày và thi thoảng đi kèm nôn ói, lúc đi tiểu cảm thấy đau rát hoặc nước tiểu của bé có mùi khó chịu, có thể lúc này trẻ đang có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Tắc ruột: lúc này, trẻ sẽ có dấu hiệu đau bụng đột ngột, dữ dội và đau theo từng cơn, kèm theo đó là nôn ra dịch mật màu vàng xanh. Ngoài ra, tắc ruột cũng dẫn đến trẻ đi ngoài nhiều hơn, sắc mặt trở nên nhợt nhạt, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi và tình trạng không có dấu hiệu tiến triển hơn.
  • Lồng ruột: trẻ bị nôn liên tục, không có dấu hiệu sốt, không muốn ăn uống gì, hay đau bụng nhưng không đi đại tiện được, lúc này bố mẹ nên cho trẻ đi cấp cứu ngay vì có khả năng trẻ đang bị lồng ruột. Biểu hiện của bệnh lý này mẹ có thể dễ dàng nhận biết chính là trẻ thường co chân về phía bụng, người nhợt nhạt và có thể có màu trong phân hoặc đi ngoài được nhưng phân lỏng.
  • Hẹp phì đại môn vị: đây là trường hợp khá hiếm gặp, nếu có chỉ thường xuất hiện ở bé có độ tuổi từ 3 – 5 tuần tuổi đột nhiên bắt đầu nôn dữ dội và nhiều lần. Theo đó, lúc này trẻ sẽ lặp đi lặp lại chu kỳ bú – nôn – đói.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: đối với các bé đang bú sữa mẹ thường sẽ hay bị trớ khi bú, có dấu hiệu nôn ói hoặc muốn ói nhưng không được. Còn các bé lớn hơn sẽ có dấu hiệu nôn trớ và nôn mạnh cùng một lúc.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ em bị nôn liên tục
Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị nôn liên tục

Tuy nhiên, có những bệnh lý sẽ có các biểu hiện tương tự nhau khiến nhiều bố mẹ dễ nhầm lẫn. Để được các chuyên gia đầu ngành hỗ trợ, tư vấn cụ thể, miễn phí với từng trường hợp, mời bố mẹ tham gia vào hội Kích sữa_Lợi sữa & Chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ nhé!

Cách phòng tránh trẻ bị nôn nhiều

Theo chuyên gia Thiên Hương – Người có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc mẹ và bé, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý những điều dưới đây để con yêu tránh gặp các tình trạng nôn ói, nôn liên tục, cụ thể như sau: 

  • Cho trẻ ăn chín uống sôi: hạn chế các món ăn sống, đồ ăn lạnh và thận trọng đối với các món mới, món lạ đối với bé.
  • Chú ý giai đoạn giao mùa: đặc biệt là vào mùa lạnh, bố mẹ nên chủ động giữ ấm cho trẻ bằng cách lựa chọn các bộ quần áo phù hợp với thời tiết, hạn chế đi ra ngoài nếu thời tiết khắc nghiệt.
  • Không tắm cho trẻ sau 8h tối: với những trường hợp đặc biệt, bố mẹ chỉ nên tắm nhanh bằng nước ấm và trong phòng kín gió rồi lau khô người, sau đó hãy mặc quần áo dài tay, ủ ấm cho trẻ.
  • Thường xuyên rửa tay và vệ sinh tai – mũi – họng: điều này sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
  • Lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp: bố mẹ nên ưu tiên các nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng và không chứa nhiều dầu mỡ. Đặc biệt, không nên cho bé ăn quá nhiều cùng một bữa và hạn chế ăn nhiều vào buổi tối. 
Dược sĩ Thiên Hương chia sẻ cách phòng tránh trẻ nôn nhiều, nôn liên tục
Chuyên gia Thiên Hương chia sẻ cách phòng tránh trẻ nôn nhiều, nôn liên tục

Bài viết trên đã giải đáp chi tiết cho các bố mẹ về thắc mắc trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao? Hi vọng từ những kiến thức mà Sinh Con Theo Ý Muốn đã chia sẻ sẽ giúp ích cho bố mẹ trong hành trình nuôi con khôn lớn, khỏe mạnh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo! Hãy liên hệ trực tiếp chuyên gia để được hỗ trợ tốt nhất các vấn đề hoặc mong muốn của bạn!

guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments