Nội Dung Chính
Trẻ sơ sinh thở mạnh là biểu hiện làm cho rất nhiều bố mẹ lo lắng. Vậy đây có phải là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm không? Đọc ngay bài viết dưới đây để được giải đáp cụ thể nhé!
Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?
Nhịp thở của trẻ sơ sinh khác với những người trưởng thành vì lúc này hệ hô hấp vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, ở điều kiện bình thường:
- Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có nhịp thở trung bình là từ 40 – 50 nhịp/phút. Một số trường hợp đặc biệt như khi ngủ, trẻ sẽ thở mạnh hơn, tầm 25 – 30 nhịp/phút.
- Trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi, nhịp thở trung bình là 35 – 40 nhịp/phút.
Phần lớn trẻ sơ sinh sẽ thở bằng mũi, chưa biết thở kết hợp cùng với miệng và thường hít thở theo một chu kỳ, cách nhau khoảng chừng 5 giây. Trong lúc nghỉ để tiếp tục chu kỳ mới, đôi lúc trẻ sẽ đẩy hơi hơi mạnh nhưng đây là hiện tượng sinh lý bình thường, có thể thay đổi dần theo thời gian.
Do đó, nếu trẻ sơ sinh thở mạnh nhưng vẫn ngủ ngon, chăm bú và tăng cân đều thì tình trạng này sẽ dần được cải thiện, không phải là dấu hiệu đáng lo ngại. Mặt khác, mẹ quan sát thấy con thở mạnh đi kèm những biểu hiện bất thường thì cần phải xem xét lại.
Để có thể nhận biết được trẻ sơ sinh thở mạnh do hiện tượng sinh lý bình thường hay là cảnh báo bệnh lý, mời bạn đọc tiếp phần dưới để biết chi tiết hơn nhé!
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh thở mạnh bất thường
Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh thở mạnh là hiện tượng sinh lý phổ biến. Tuy nhiên, để biết được con mình thở mạnh có phải là biểu hiện bất thường không, mẹ có thể kiểm tra bằng cách:
1. Lắng nghe nhịp thở của trẻ
Lắng nghe nhịp thở của trẻ bằng cách đặt tai sát với mũi hoặc miệng của em bé sơ sinh, sau đó chú ý xem nhịp thở của con có các hiện tượng sau không:
- Trẻ sơ sinh thở mạnh, chỉ đẩy hơi bằng mũi, lồng ngực rung lên thì khả năng cao bé đang mắc phải các bệnh về đường hô hấp như: Khó thở thanh quản hoặc suy hô hấp.
- Trường hợp trẻ thở chậm, hít thở khó, lắng nghe kỹ thấy có tiếng rít khi thở: đây có thể là dấu hiệu trẻ đang bị rút lõm lòng ngực hoặc viêm phổi.
- Trẻ sơ sinh thở mạnh, nhanh, thở khò khè kèm theo tiếng là dấu hiệu của tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp dưới hoặc viêm phế quản, hen suyễn.
- Trẻ thở gấp, ngủ hay giật mình, nhịp thở hơn 60 lần/phút, thường xuyên ngủ li bì, hay giật mình là dấu hiệu đáng lo ngại. Rất có thể bé đang bị thiếu canxi, viêm tai giữa hoặc là thiếu sắt.
2. Quan sát và đếm nhịp thở
Quan sát chuyển động ngực của trẻ và đếm nhịp thở trong khoảng thời gian 1 phút cũng là một trong những cách nhận biết trẻ sơ sinh thở mạnh bất thường. Mẹ lưu ý đếm liên tục và nên lặp lại 2 – 3 lần để đảm bảo cho ra kết quả chuẩn nhất.
Thông thường, nếu trẻ sơ sinh thở mạnh là cảnh báo bệnh lý, lồng ngực sẽ chuyển động phập phồng, rõ nhất là khi bé đang ngủ, đồng thời nhịp thở cũng tăng cao, vượt quá 60 lần/phút.
Nếu mẹ vẫn chưa biết cách quan sát hoặc sợ không đúng, có thể nhờ các chuyên gia trong hội Kích sữa_Lợi sữa & Chăm sóc trẻ sơ sinh thăm khám online cho con hoàn toàn Miễn Phí. Sau khi nhận được kết luận chính xác về tình trạng con thở mạnh, mẹ sẽ được hướng dẫn chi tiết cách điều trị kịp thời và hiệu quả nhất!
Nguyên nhân khách quan khiến trẻ sơ sinh thở mạnh
Việc trẻ sơ sinh thở mạnh đi kèm với các dấu hiệu bất thường phần lớn đến từ các nguyên nhân sau:
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn kém:
Trong mấy tháng đầu đời, sức đề kháng của trẻ còn rất yếu, dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây nên các bệnh về đường hô hấp. Do đó sẽ dễ xuất hiện tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh, thở gấp, khò khè và thở phập phồng ở bụng.
Bị tác động bởi môi trường:
Khi khí hậu thay đổi đột ngột, môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn… có thể làm trẻ kích ứng dẫn đến các biểu hiện như thở mạnh phập phồng bụng, nhất là khi ngủ.
Bé đang mắc một số bệnh lý:
Như đã nói ở trên, nếu trẻ sơ sinh thở mạnh kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi thì có thể là dấu hiệu bị cúm hoặc cảm lạnh. Nếu quan sát trẻ thở rút lõm lồng ngực, thở gấp, bỏ bú, quấy khóc, da tím tái thì có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về đường hô hấp như: viêm phế quản cấp, viêm phổi, viêm tiểu phế quản…
Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh
Nếu trẻ sơ sinh có biểu hiện thở mạnh, đặc biệt là khi ngủ, mẹ nên lưu ý những cách làm sau để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn và hỗ trợ cải thiện tình trạng này:
- Bổ sung đủ dinh dưỡng cho con qua sữa mẹ, đặc biệt là các thực phẩm giàu canxi.
- Thường xuyên theo dõi nhịp thở của con bằng cách quan sát nhịp thở theo độ lõm và cơ bụng hoặc mẹ có thể sử dụng đồng hồ đếm nhịp thở.
- Thay đổi các tư thế ngủ phù hợp giúp con dễ thở hơn.
- Đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường về thở liên tục kéo dài.
Nhận MIỄN PHÍ hướng dẫn xây dựng thực đơn giàu dinh dưỡng dành riêng cho mẹ có con thở mạnh, thở khò khè ngay tại đây!
Từ những thông tin mà Sinh Con Theo Ý Muốn chia sẻ trên, hy vọng bố mẹ sẽ hiểu rõ hơn về hiện tượng trẻ sơ sinh thở mạnh, từ đó đánh giá được mức độ nguy hiểm và đưa ra hướng cải thiện kịp thời, hiệu quả nhất cho con.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo! Hãy liên hệ trực tiếp chuyên gia để được hỗ trợ tốt nhất các vấn đề hoặc mong muốn của bạn!